Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Nói đến nhà nước kiến tạo, phục vụ là nói đến vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc kiến tạo các đường lối, chủ trương, chính sách, tạo môi trường, điều kiện để mọi cá nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có thể phát huy năng lực, sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và cho cả dân tộc. Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong tổ chức mô hình nhà nước và dựa vào điều kiện cụ thể, đặc thù của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình nhà nước riêng với tiêu chí hàng đầu là nhà nước kiến tạo, thật sự vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI, một trong những yêu cầu cấp bách mà Đảng ta đặt ra là phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, vận dụng, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đưa nước Việt Nam trở thành một nước công nghiệp tiên tiến đi lên CNXH, trong những năm qua, thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập đầy đủ vào khu vực và thế giới. Do đó, việc nghiên cứu các quan điểm đoàn kết quốc tế, trong đó có đoàn kết với các quốc gia Đông Nam Á trong tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào đường lối đối ngoại hiện nay là việc làm rất có ý nghĩa.
Bác Hồ là lãnh tụ nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, tư tưởng với hành động, nói đi đôi với làm. Kết quả, hiệu quả hành động là thước đo lời nói. Con đường dẫn đến hiệu quả của hành động bắt đầu từ dám nghĩ và quá trình hành động cần trí tuệ, bản lĩnh dám nói. Đại hội XIII đặt “dám nghĩ, dám nói” lên đầu trong “thất dám” là trở về với di sản Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, thanh niên là rường cột, là chủ nhân tương lai của đất nước và luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện để thanh niên Việt Nam tham gia tích cực, có hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng đó của Người luôn được Đảng, Nhà nước ta thấm nhuần và vận dụng sáng tạo trong giai đoạn cách mạng mới
Luận điểm "văn hóa soi đường cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội" của Hồ Chủ tịch thể hiện tầm nhìn vượt thời đại khi nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của văn hóa trong sự phát triển của mỗi quốc gia.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ tự giác, thường xuyên của đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời, là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, việc rèn luyện đạo đức cách mạng theo chỉ dẫn của Người và tinh thần Đại hội XIII của Đảng chính là góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi đảng viên, cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Hơn 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, chúng ta càng thấm thía và thấm nhuần bài học về tinh thần lạc quan và bản lĩnh khoa học cách mạng; bài học về sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; bài học về thực hành dân chủ rộng rãi; bài học “lấy dân làm gốc”. Đó là cội nguồn để các thế hệ hôm nay và mai sau khẳng định quyết tâm xây dựng nước “Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, tất cả vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân như Bác Hồ từng mong muốn.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, như một ngọn cờ dẫn đường, cách mạng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng và di sản Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, dân tộc và nhân dân ta.    
Chiều 19/5, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị giao ban toàn quốc bằng hình thức trực tuyến nhằm đánh giá 1 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01 – KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 – CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Thừa Thiên Huế có hai huyện miền núi (Nam Đông, A Lưới) và 4 huyện, thị xã có xã miền núi (Phú Lộc, Phong Điền, Hương Thủy, Hương Trà) với 46 xã miền núi, trong đó có 34 xã có đồng bào dân tộc thiểu số, như: Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy, Vân Kiều… với dân số 53.671 người. Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, nơi đây từng là địa bàn có vị trí địa chính trị quan trọng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
TOÀN DÂN TÍCH CỰC HƯỞNG ỨNG THÁNG CAO ĐIỂM “VÌ NGƯỜI NGHÈO” NĂM 2023 TỪ NGÀY 17/10 ĐẾN NGÀY 18/11/2023 - MỌI SỰ ỦNG HỘ XIN CHUYỂN VỀ BAN VẬN ĐỘNG QUỸ “VÌ NGƯỜI NGHÈO” TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ TÀI KHOẢN: 3761.0.3012543.91046 TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH; HOẶC TRỰC TIẾP TẠI 47 HAI BÀ TRƯNG - THÀNH PHỐ HUẾ, ĐIỆN THOẠI: (0234).3848200.

 

Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.831.747
Truy cập hiện tại 2.666