NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NHIỆM KỲ 2024 - 2029 !

 

Xây dựng hợp tác xã kiểu mới gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Ngày cập nhật 11/07/2020

Tỉnh Thừa Thiên- Huế đang thực hiện chính sách phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới, gắn với việc xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nhiều mô hình HTX hiệu quả

Toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế hiện có 302 Hợp tác xã (HTX), trong đó có 238 HTX hoạt động về nông nghiệp (HTX NN), với việc tập trung các dịch vụ hỗ trợ thành viên và thúc đẩy kinh tế hộ, thủy lợi, giống, bảo vệ thực vật, thủy sản, trồng rừng, vườn ươm...

Nhiều HTX đã tổ chức cho các hộ thành viên sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, VietGap, đồng thời đăng ký nhãn mác, thương hiệu đưa vào siêu thị và bán ra thị trường ngoài tỉnh.

Mô hình trồng rau Vietgap của HTX NN Quảng Thành, huyện Quảng Điền. Ảnh: Tiến Thành.
Mô hình trồng rau Vietgap của HTX NN Quảng Thành, huyện Quảng Điền. Ảnh Tiến Thành 

Trong số đó, có nhiều HTX đã hoạt động hiệu quả, điển hình như HTX NN Quảng Thọ 2 (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền) đầu tư chế biến trà rau má, xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Trà rau má Quảng Thọ”; HTX NN Phú Hồ (huyện Phú Vang) xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Hồ” kết hợp tổ chức thu mua và xay xát thành phẩm. HTX NN Thủy Biều (TP. Huế) trồng cây đặc sản thanh trà hay, HTX Bao La (huyện Quảng Điền) những sản phẩm mây, tre đan,…

Ông Nguyễn Lương Trí, Giám đốc HTX NN Quảng Thọ 2 cho hay, năm 2012, HTX áp dụng quy trình sản xuất rau má VietGAP. Đến nay, HTX có hơn 300 hộ trồng và áp dụng quy trình sản xuất rau má theo hướng an toàn này. Đồng thời, tiến hành sản xuất trà với thương hiệu Trà rau má Quảng Thọ gồm 2 sản phẩm chính là trà túi lọc và trà sao khô đóng gói hút chân không. Sản phẩm hiện đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành trên cả nước. Xưởng chế biến trà rau má của HTX tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động với mức thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Hay như, HTX Lâm nghiệp bền vững Hòa Lộc (huyện Phú Lộc) với 30 thành viên nguồn vốn điều lệ gần 700 triệu đồng. Các hội viên của HTX và Chi hội hiện có 804 ha rừng trồng, trong đó có 504 ha đã được cấp chứng chỉ FSC, ngành nghề kinh doanh của HTX đăng ký theo dịch vụ nằm trong chuỗi giá trị rừng trồng gỗ lớn gồm: Gieo ươm cây giống chất lượng cao thân thiện với môi trường, trồng và chăm sóc rừng, thu mua và chế biến gỗ rừng trồng.

Mô hình du lịch vườn thanh trà của HTX Thủy Biều, TP. Huế. Ảnh: Tiến Thành.
Mô hình du lịch vườn thanh trà của HTX Thủy Biều, TP Huế. Ảnh Tiến Thành

Ông Hồ Đức Lăng, một thành viên HTX Lâm nghiệp bền vững Hòa Lộc cho biết "Sau khi chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC với cây giống chất lượng cao và thân thiện môi trường của HTX, đến nay 40 ha rừng FSC của gia đình cho thu nhập từ 250 – 300 triệu đồng/ha. Điều quan trọng là không còn tình trạng lái buôn ép giá nhờ có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm”.

Để tạo điều kiện cho HTX NN phát triển, nâng cao hiệu quả các hoạt động cung cấp dịch vụ, những năm qua, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTX như về nguồn nhân lực, tiếp cận nguồn vốn và ưu đãi lãi suất vay, hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và chính sách đất đai... Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đặc biệt quan tâm việc hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, xúc tiến thương mại nhằm giúp các HTX tiếp cận thông tin, đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, đưa phân bón hữu cơ vi sinh vào canh tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời thông tin, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.561.142
Truy cập hiện tại 5.226