MẶT TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 – 2029 !

 

Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Thừa Thiên Huế và các địa phương Thái Lan
Ngày cập nhật 07/08/2023

Ngày 04/8, Đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên Huế do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương làm Trưởng đoàn đã dự Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan - 1st Meet Thailand”. Hội nghị có các đại biểu trong và ngoài nước tham dự; các cơ quan Bộ ngành trung ương; đại diện các ngân hàng thương mại lớn; các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Thái Lan. Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” diễn ra từ ngày 3 - 4/8/2023 tại tỉnh Quảng Trị, do UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam tổ chức.

 

 

 

Trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã có những trao đổi tại phiên thảo luận liên quan đến vấn đề hội nhập chuỗi cung ứng và thúc đẩy hợp tác trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Gặp gỡ kết nối và làm việc với Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam. Cũng trong khuôn khổ hội nghị đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp và làm việc với Phó Tỉnh trưởng tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan).

Thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương  thông tin về vai trò, vị trí của Hành lang Kinh tế Đông - Tây trong phát triển của tỉnh; nhấn mạnh vị trí chiến lược của Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, là điểm nhấn trên tuyến hành lang kinh tế này. Ngoài ra, cảng nước sâu Chân Mây chính là cửa ngõ đường biển gần nhất để vận chuyển hàng hóa, mở rộng đầu tư, thương mại, du lịch... giữa các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam với các nước Đông Á và thế giới, đóng vai trò là một trong những cửa “vào - ra” quan trọng.

Thừa Thiên Huế đang tập trung nguồn lực để đầu tư, phát triển hạ tầng, hệ thống giao thông kết nối nhằm phục hồi, mở rộng tuyến hành lang quan trọng này. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cũng đề cập đến việc tỉnh vừa hoàn tất việc nâng cấp nhà ga quốc tế tại Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài với tổng diện tích xây dựng khoảng 22.380m2, khả năng đón tiếp 5 triệu lượt khách/năm. Cảng Chân Mây cũng đã được đầu tư xây dựng hoàn thành 3 cầu cảng với tổng chiều dài 910m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải đến 70.000 tấn… Tỉnh cũng đang tập trung phát triển hạ tầng giao thông trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.

Liên quan đến việc hợp tác với các địa phương của Thái Lan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cho biết, Thừa Thiên Huế đã ký kết thiết lập quan hệ hợp tác với tỉnh Ubon Ratchathani và Thủ đô Bangkok; đồng thời, có quan hệ hợp tác lâu đời với nhiều địa phương khác tại khu vực Đông Bắc Thái Lan. Qua đó, Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hoạt động quảng bá văn hóa, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, hợp tác đào tạo... Đặc biệt, từ ngày 21-24/10/2022, Thừa Thiên Huế đã tổ chức thực hiện thành công chuyến bay charter Huế - Băng Cốc – Huế. Hoạt động này nhằm bước đầu phục hồi thị trường khách du lịch Thái Lan đến Huế.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 dự án đầu tư của Thái Lan đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 161,5 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng chế biến thủy sản; sản xuất điện năng lượng mặt trời, gỗ dăm và vườn ươm cây lâm nghiệp… Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Thái Lan năm 2022 đạt 26,54 triệu USD, xuất khẩu đạt 4,54 triệu USD và nhập khẩu đạt 22,00 triệu USD. Các sản phẩm, mặt hàng xuất khẩu đến thị trường Thái Lan chủ yếu là hàng may mặc, sợi, máy móc thiết bị, bao dệt PP… “Chúng tôi mong muốn kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp nhà đầu tư, các nhà phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu đến từ các địa phương thuộc Thái Lan”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương nhấn mạnh.

Tăng cường kết nối, phát triển các lĩnh vực có thế mạnh

Trong khuôn khổ hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hợp tác trên hành lang kinh tế Đông - Tây giữa Thừa Thiên Huế và Thái Lan. Theo đó, tỉnh mong muốn kêu gọi các nhà đầu tư Thái Lan trong lĩnh vực công nghệ chế biến các sản phẩm nông, thủy, hải sản; hạ tầng khu công nghiệp; khu kinh tế, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; dịch vụ, du lịch; quản lý khách sạn, nhà hàng; công nghiệp phụ trợ; sản xuất hàng tiêu dùng.

Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất của Thừa Thiên Huế với các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ Thái Lan và đẩy mạnh liên kết trong chuỗi cung ứng, gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Khuyến khích doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và địa phương Thái Lan tăng cường hợp tác, mở rộng quy mô thương mại đối với các sản phẩm mà mỗi bên có ưu thế. Cung cấp, chia sẻ thông tin kịp thời về các quy định, chính sách quản lý thương mại, tình hình hoạt động, các quy định liên quan đến thông quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa xuất nhập của Việt Nam sang các địa phương Thái Lan để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cũng đề nghị khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và dành ưu đãi cho doanh nghiệp hai bên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo giao thương, lễ hội mua sắm, từng bước tổ chức thường niên nhằm tạo thuận lợi tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản, thủy sản thế mạnh Thừa Thiên Huế đến người tiêu dùng và vào hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị bán lẻ của Thái Lan và ngược lại.

Liên quan đến kế hoạch thúc đẩy khai thác vận chuyển nói chung và khai thác thu hút du khách du lịch bằng đường không nói riêng; kế hoạch khai thác hậu cần sau khi Sân bay quốc tế Phú Bài mới đi vào hoạt động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương mong muốn các quốc gia, vùng lãnh thổ; cộng đồng doanh nghiệp làm dịch vụ du lịch quốc tế và trong nước cùng chung tay, phối hợp đưa ra các giải pháp kích cầu du lịch cho loại hình Charter Fly để hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành đưa các đoàn khách MICE, Caravan, Famtrip, Presstrip đến Huế và các tỉnh miền Trung; thúc đẩy các loại hình, sản phẩm du lịch mới; góp phần xây dựng hình ảnh Huế gắn với các danh hiệu: “Huế - Thành phố lễ hội”, “Huế - Kinh đô Áo dài”, “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - thành phố Xanh”… Qua đó đưa Huế trở thành điểm đến du lịch lớn của cả nước, khẳng định vị thế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.

www.tinhuytthue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.650.987
Truy cập hiện tại 237