MẶT TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 – 2029 !

 

Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Nhiều lợi ích khi ứng dụng hợp đồng điện tử
Ngày cập nhật 17/08/2022
Các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua những sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội và nhiều website bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp, người kinh doanh nên sẽ ẩn chứa không ít rủi ro cho cả người mua và người bán.
Việc ứng dụng hợp đồng điện tử (HĐĐT) không chỉ bảo đảm an toàn cho các giao dịch, giao kết hợp đồng cho các chủ thể trong thương mại điện tử mà còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, ảnh hưởng của dịch bệnh, khoảng cách trong giao dịch thương mại.

Nâng cao hiệu suất kinh doanh

Thực tế, đối với hoạt động giao dịch xuyên biên giới, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết với đối tác nước ngoài bằng nhiều phương thức HĐĐT, đặc biệt với những đối tác tại các nước phát triển. Khảo sát của Bộ Công Thương trong Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 cho thấy, có 33% doanh nghiệp được khảo sát đã ứng dụng HĐĐT trong hoạt động thương mại. Mặt khác, kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện đến nay, Việt Nam đã trải qua nhiều đợt dịch bùng phát và diễn biến phức tạp trên diện rộng, dẫn đến thói quen và hành vi của doanh nghiệp, người dân Việt Nam cũng thay đổi nhanh chóng. Một trong những thay đổi đó là doanh nghiệp đang dần chuyển từ sử dụng hợp đồng, chứng từ bằng giấy thông thường sang sử dụng hợp đồng, chứng từ điện tử. “Chính vì vậy, việc ứng dụng HĐĐT được triển khai rộng rãi sẽ bảo đảm các giao dịch, giao kết hợp đồng cho các chủ thể được an toàn trên môi trường thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao tối đa hiệu suất kinh doanh và tiếp cận khách hàng tiềm năng”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết.

Chia sẻ rõ hơn về lợi ích của ứng dụng HĐĐT, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, việc ứng dụng HĐĐT sẽ giúp các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, bao gồm cả cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích. Điển hình là vấn đề tiết kiệm chi phí. Hiện, một hợp đồng truyền thống sẽ mất từ 30.000 đến 80.000 đồng gồm chi phí giấy tờ, in ấn, chi phí chuyển phát hợp đồng hoặc chi phí đi lại... Vì vậy, khi HĐĐT được sử dụng rộng rãi sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí lớn cho doanh nghiệp, cá nhân. Ngoài ra, việc lưu trữ hợp đồng dưới dạng điện tử sẽ giúp doanh nghiệp quản lý, tra cứu, tìm kiếm một cách dễ dàng mà vẫn bảo đảm an toàn, bảo mật của nội dung hợp đồng.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Khơ Din, Tổng giám đốc Công ty Nền tảng chuyển đổi số Bkav SME, thành viên Tập đoàn Công nghệ Bkav, cho biết, Tập đoàn Công nghệ Bkav đã triển khai HĐĐT hơn 3 năm nay và thấy rất rõ hiệu quả đem lại cho công ty và khách hàng. Cụ thể, việc áp dụng HĐĐT đã giúp tập đoàn mỗi năm tiết kiệm 70% chi phí in ấn, chuyển phát, quy trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng được rút ngắn 50% thời gian so với khi chưa áp dụng HĐĐT. 

Cần hoàn thiện hành lang pháp lý 

Để thúc đẩy triển khai HĐĐT tại Việt Nam, Chính phủ, Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực HĐĐT. Cụ thể, ngày 25-9-2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, quy định chi tiết về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực HĐĐT. Năm 2022, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư quy định các hướng dẫn đối với quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực HĐĐT; hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực HĐĐT tại Việt Nam. Trong thời gian tới đây, người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng HĐĐT thay thế hoàn toàn cho hợp đồng truyền thống với giải pháp chứng thực của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực HĐĐT được cấp đăng ký bởi Bộ Công Thương.

Song song với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, căn cứ cấp phép cho các doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã phát triển hệ thống Trục phát triển HĐĐT quốc gia (CeCA.gov.vn). Đây là hệ thống được Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xây dựng, vận hành nhằm mục tiêu hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng HĐĐT trong việc kiểm tra, xử lý, tập trung thông tin HĐĐT của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong giao dịch và hoạt động thương mại tại Việt Nam.

Khẳng định việc số hóa quy trình ký kết hợp đồng sẽ là nhu cầu thiết yếu trong tương lai gần, ông Phan Hoàng Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội cho biết thêm, đây chính là bước đệm để các doanh nghiệp bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu. “Việc kết nối giải pháp chứng thực HĐĐT (vContract) của Viettel vào Trục chứng thực HĐĐT Việt Nam sẽ bảo đảm tính bảo mật và toàn vẹn, khả năng xác định nguồn gốc, tính chống chối bỏ của các chứng từ điện tử. Đồng thời giúp các bên thứ ba có thể căn cứ trên HĐĐT để xác minh giá trị bản gốc của hợp đồng, bảo đảm hạn chế chứng từ giả, chứng từ khống”, ông Phan Hoàng Việt chia sẻ.

KHÁNH AN
qdnd.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.658.905
Truy cập hiện tại 28