MẶT TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 – 2029 !

 

Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Thừa Thiên Huế: Hoàn thành “mục tiêu kép” và nhiều dấu ấn quan trọng
Ngày cập nhật 03/01/2022
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương dự khánh thành Nhà máy Sợi 3 của Công ty CP Sợi Phú Bài

Năm 2021 trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức; dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, toàn quân, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu.

Hoàn thành “mục tiêu kép”

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025; bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan rộng đã tác động, ảnh hưởng hầu hết các ngành, lĩnh vực; trong đó, tác động trực tiếp, nặng nề đến ngành du lịch, dịch vụ của tỉnh.

Song, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, quan tâm hỗ trợ hiệu quả của các Bộ, ngành Trung ương; UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19; đồng thời, tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh,…do đó kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những điểm sáng tích cực, rõ nét trên các ngành, lĩnh vực.

Cụ thể, kinh tế tăng trưởng dương, đạt 4,36%, cao gấp đôi tốc độ trung bình của cả nướcthu ngân sách lần đầu tiên đạt gần 11.000 tỷ đồng, vượt 80% dự toán; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 25.500 tỷ đồng, tăng 4,5% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,87 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2020 (1,45 tỷ USD), riêng xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2020 (950 triệu USD).

Trong xúc tiến đầu tư đã cấp phép cho 25 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 12.500 tỷ đồng. Một số nhà đầu tư lớn khác đang nghiên cứu đầu tư vào địa bàn tỉnh như CTCP Hàng hải Vsico, CTCP Tập đoàn FLC, Công ty CP Western Pacific,…. Đặc biệt, mới đây, tỉnh ký kết Bản ghi nhớ với Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam, thực hiện dự án đầu tư Trung tâm thương mại AEON MALL tại Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam
     trao văn kiện ghi nhớ về quyết định đầu tư trung tâm thương mại tại Thừa Thiên Huế.

Lĩnh vực giáo dục linh hoạt dạy và học trực tiếp/ trực tuyến trong điều kiện bình thường mới. Tổ chức thành công Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII - năm 2021. Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế đạt giải thưởng Sao Khuê (năm thứ 2 liên tiếp) ở lĩnh vực “Các nền tảng chuyển đổi số”. Triển khai rộng rãi, nhanh chóng ứng dụng “Thẻ kiểm soát dịch bệnh” bằng mã QR Quốc gia.

Bên cạnh đó, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các giải pháp phòng, chống và kiểm soát tình hình dịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh tạo điều kiện ổn định sản xuất. Đón và đưa đi cách ly tập trung cho gần 58.000 công dân từ các tỉnh phía Nam và TP. Hồ Chí Minh  về địa phương. Chi viện hơn 800 y bác sĩ vào chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Đồng thời Tỉnh cũng chú trọng đến công tác an sinh xã hội, đảm bảo các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời, đồng bộ đến người dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3%.

Bước ngoặt quan trọng

Đặc biệt, triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện để mở rộng TP. Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế. Sáng ngày 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc thông qua nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh là niềm vui lớn cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân toàn tỉnh. Các cơ chế, chính sách này đều tập trung vào việc tạo thêm cho Thừa Thiên Huế có điều kiện phát huy tính tự lực, tự cường để tạo ra nguồn lực nhằm thực hiện thành công Nghị quyết 54. Đồng thời khẳng định sự quyết tâm của Trung ương trong việc tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho Thừa Thiên Huế phát triển; đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền tỉnh trong việc nỗ lực tối đa để vượt qua thử thách, khó khăn, chớp lấy cơ hội để đưa toàn tỉnh phát triển đột phá lên tầm cao mới; đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; huy động thêm nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, mỗi kết quả, thành tựu sẽ mang lại những tác động tích cực với một số nhóm ngành và một số đối tượng liên quan nhất định. Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ, trong vai trò là lãnh đạo tỉnh, việc đảm bảo an sinh xã hội, duy trì đời sống người dân Huế cơ bản ổn định trong đại dịch Covid-19 là yếu tố tiên quyết được cả hệ thống chính trị quan tâm ưu tiên hàng đầu. Những thiệt hại về người được chính quyền nỗ lực giảm thiểu ở mức thấp nhất.

Việc xây dựng thành phố trực thuộc trung ương của tỉnh đã được Trung ương quan tâm bằng các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện, đạt được những bước ngoặc quan trọng, làm bàn đạp xây dựng thành phố trực thuộc trung ương trong thời gian đến. Sự chỉ đạo quyết liệt Đảng bộ, Chính quyền, sự chung sức, đồng lòng của doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nên đã đạt được thành tựu trong tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và đặc biệt là xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, hoàn thành những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết Đảng bộ đã đề ra – Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Hướng đến năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương khẳng định, chính quyền sẽ nỗ lực nhằm kiểm soát dịch bệnh để người dân, doanh nghiệp yên tâm lao động, tăng gia sản xuất; du lịch mở cửa đón khách trở lại; học sinh, sinh viên được đến trường… Các nhà đầu tư lớn, năng lực cao, ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại tham gia nghiên cứu, đầu tư nhiều dự án tại Huế tạo thêm nhiều việc làm, đóng góp vào thu ngân sách địa phương; Các dự án được triển khai nhanh chóng, đảm bảo tiến độ.

Cơ chế, chính sách được Quốc hội, UBTVQH thông qua được triển khai và mang lại nhiều hiệu quả, phát huy tinh thần tự lực tự cường, chung sức đồng lòng của chính quyền và nhân dân toàn tỉnh giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; huy động thêm nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đầu tư xây dựng hạ tầng sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa cả Tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Theo thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.667.014
Truy cập hiện tại 1.378