MẶT TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 – 2029 !

 

Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch 403 quy định chi tiết các hình thức giám sát phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam
Ngày cập nhật 27/12/2023

Giám sát, phản biện xã hội là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc xây dựng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là NQLT 403) và Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội trên địa bàn tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã làm tốt vai trò nòng cốt, chủ trì hiệp thương với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội hằng năm; đồng thời, đã ban hành Hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của năm và hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và cơ sở xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội theo đúng quy định. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện NQLT 403 đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội về phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Trong 05 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp đã quan tâm công tác hướng dẫn Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, các Thông tri Hướng dẫn của MTTW, NQLT 403 lồng ghép các nội dung khác liên quan đến công tác Mặt trận đến cán bộ, công chức, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân. Đã tổ chức 191 đợt tuyên truyền với trên 35.000 lượt người tham dự. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng 02 chuyên mục  trên Trang thông tin điện tử Mặt trận tỉnh và đăng tải trên 450 tin bài liên quan công tác giám sát và phản biện xã hội, ban hành 50.000 cuốn Bản tin công tác Mặt trận với nhiều bài viết liên quan công tác giám sát và phản biện xã hội, 2.560 cuốn cẩm nang công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp. Định kỳ tổng hợp các ý kiến phản ánh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, dư luận xã hội để báo cáo Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đối với vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp về giám sát và phản biện xã hội để góp phần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng được đúng tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của cử tri và Nhân dân.

*Đối với hình thức giám sát bằng nghiên cứu, xem xét văn bản

Từ năm 2018 đến 2022, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tiến hành giám sát 14 cuộc, Mặt trận cấp huyện giám sát 100 cuộc và Mặt trận cấp xã giám sát 845 cuộc bằng hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân trên nhiều lĩnh vực như: Giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ; giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Chủ tịch UBND các cấp; giám sát việc thực hiện Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm,... Các nội dung giám sát bằng nghiên cứu, xem xét văn bản được thực hiện chủ yếu vào các năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách toàn xã hội.

*Đối với hình thức giám sát thành lập đoàn

MTTQ cấp tỉnh đã đã chủ trì thành lập 23 đoàn giám sát; cấp huyện đã chủ trì thành lập 110 đoàn giám sát; cấp xã đã tổ chức 807 đoàn giám sát theo hướng dẫn, chỉ đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp. Các nội dung giám sát tập trung trên nhiều lĩnh vực đa dạng như: việc bồi thường cho người dân các xã vùng biển, đầm phá sau sự cố ô nhiễm môi trường biển; giám sát việc di dời dân cư khu vực I Kinh Thành Huế; việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững; công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tại địa phương...

*Đối với hình thức tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp tham gia 81 đoàn giám sát, cấp huyện tham gia 392 đoàn, cấp xã 1295 đoàn. Nội dung giám sát tập trung một số lĩnh vực như: giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN ở một số doanh nghiệp; giám sát việc tuân theo pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm tại địa phương theo Chương trình phối hợp số 90/CtrPH/CP-UBTWMTTQVN về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020; giám sát việc tổ chức và hoạt động của Ban giảm nghèo, an sinh xã hội tại các xã, phường, thị trấn; giám sát việc huy động các nguồn lực trong nhân dân tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới...

*Giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

MTTQ tỉnh đã hướng dẫn Mặt trận các cấp củng cố kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động các Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ  ở xã, phường, thị trấn. Từ năm 2018 đến nay, các Ban TTND đã tiến hành 918 cuộc giám sát, các Ban GSĐTCCĐ đã giám sát 2.403 công trình, các dự án triển khai tại các đại phương. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công các công trình phúc lợi xã hội, xây dựng đầu tư chương trình nông thôn mới để có kiến nghị với chính quyền kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc sai phạm, tránh gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng, thực hiện phòng chống tham nhũng,... nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ.

*Tổ chức Hội nghị phản biện xã hội

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì tổ chức 06 Hội nghị phản biện về các dự thảo: Bộ Luật Dân sự (sửa đổi), Bộ Luật Lao động (sửa đổi); Luật Cảnh sát cơ động, Luật Tố tụng hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi), Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Luật Thống kê, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các dự thảo báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Mặt trận cấp huyện đã tổ chức 43 Hội nghị phản biện; cấp xã đã tổ chức 208 Hội nghị phản biện liên quan theo hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về những vấn đề cấp bách, đáng quan tâm, có nhiều ý kiến tham gia với tinh thần trách nhiệm cao, nhiều đóng góp tâm huyết, sâu sắc liên quan đến các vấn đề an sinh xã hội, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, an ninh trật tự, công tác dân tộc,...

*Gửi dự thảo văn bản được phản biện xã hội đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tham gia góp ý kiến vào 764 văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 403 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế có thể kể đến như: Hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, xã tuy đã có quy trình bài bản hơn nhưng chất lượng hoạt động giám sát còn hạn chế do việc xác định, lựa chọn nội dung giám sát nhiều đơn vị còn thụ động, trông chờ sự chỉ đạo của cấp ủy; có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chưa có khả năng để đi sâu giám sát một số lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đối tượng giám sát vẫn chủ yếu tập trung vào cơ quan, tổ chức chưa hoặc ít tiến hành giám sát đối với cá nhân. Hoạt động giám sát theo Quy định 124 chưa nhiều, có mặt hạn chế. Việc theo dõi, đôn đốc, giám sát các cơ quan, đơn vị, địa phương giải quyết, trả lời các kiến nghị sau giám sát chưa được quan tâm đúng mức. Công tác phản biện xã hội chưa thực hiện đầy đủ theo quy định chủ yếu là tham gia góp ý kiến trên cơ sở yêu cầu các dự thảo do các cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyển đến. Các ý kiến tham gia góp ý, phản biện, kiến nghị có khi còn chung chung, chưa cụ thể và mạnh mẽ; chưa đưa ra được các cơ sở lý luận và thực tiễn đủ sức thuyết phục cho các ý kiến đề xuất, kiến nghị.Công tác trả lời một số ý kiến phản ánh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại các cuộc tiếp xúc cử tri, đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền của một số ban, ngành, một số địa phương vẫn còn chậm chưa đáp yêu cầu mong đợi của người dân.

Trong thời gian tới, nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa các nội dung của NQLT 403 trong thời gian tới. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần chú trọng một số nội dung sau:

Một là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc Quyết định 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, NQLT 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quyết định số 99-QĐ/TW, Quy định số 124-QĐ/TW, Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 35-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

Hai là, Hằng năm, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần chủ động lựa chọn những nội dung giám sát, phản biện xã hội liên quan những vấn đề thực tiễn Nhân dân quan tâm, phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Quan tâm đến hoạt động giám sát các kiến nghị, đề xuất ở các kỳ giám sát, phản biện xã hội trước, qua đó đảm bảo các kiến nghị giám sát, phản biện xã hội được quan tâm, tiếp thu, giải quyết kịp thời.

Ba là, Phát huy vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Hòa giải ở cơ sở để giải quyết dứt điểm những mâu thuân, tranh chấp nhỏ trong nhân dân. Kiện toàn, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, các tổ tự quản ở cộng đồng dân cư,... 

Bốn là, Thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp gắn với tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, nhất là Trưởng ban công tác khu dân cư.

Năm là, Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về công tác giám sát, phản biện xã hội thông qua Trang thông tin điện tử Mặt trận tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, Fanpage Facebook Mặt trận các cấp, các nhóm Zalo, Bản tin Công tác Mặt trận. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan báo, chí của Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tăng cường đưa tin, bài các hoạt động giám sát, phản biện xã hội của  Mặt trận các cấp nhằm phổ biến, vận động, tuyên truyền kinh nghiệm, những cách làm hay của các địa phương, đơn vị.

Sáu là, Chú trọng công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, tuyên truyền về các mô hình, giải pháp hay trong triển khai thực hiện các Quyết định số 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW, NQLT 403; biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giám sát, phản biện xã hội.

Ban Dân chủ - Pháp luật UBMTTQVN tỉnh

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.649.017
Truy cập hiện tại 1.067