MẶT TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 – 2029 !

 

Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Cử tri đánh giá cao việc trả lời, giải quyết có hiệu quả các kiến nghị
Ngày cập nhật 21/10/2022

Đây là nhận định tại Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XV, sáng 20/10.

Cử tri đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô

Cử tri đánh giá cao sự nghiêm túc và trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc trả lời và giải quyết kiến nghị của cử tri từ sau Kỳ họp thứ 3 đến nay. Hầu hết kiến nghị của cử tri và Nhân dân đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội , Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  và người đứng đầu các bộ, ngành tiếp thu, xem xét để trả lời hoặc chỉ đạo giải quyết có hiệu quả thiết thực.

Theo đó, cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả và đạt được kết quả rất quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, nổi bật là: tiếp tục làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ, chăm lo sức khỏe nhân dân; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thúc đẩy tăng trưởng; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm tốt; kinh tế tiếp tục được phục hồi và phát triển; vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục tăng; phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực; các loại hình thị trường từng bước phục hồi, được kiểm soát, phát triển an toàn; các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, đời sống nhân dân được cải thiện; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; những vấn đề cấp bách được xử lý kịp thời, hiệu quả; các vấn đề tồn đọng kéo dài được chỉ đạo giải quyết phù hợp, có kết quả, khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế.

"Cử tri và Nhân dân đánh giá cao kết quả và ý nghĩa của việc xây dựng hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cương quyết bỏ khâu trung gian, nhất là giảm cấp tổng cục", Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu rõ.

Băn khoăn trước nhiều khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thành tích đạt được, báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết: Cử tri và nhân dân vẫn còn băn khoăn, lo lắng về thực tế đời sống KT-XH còn nhiều khó khăn, thách thức trước tình hình, bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; cử tri và nhân dân bày tỏ sự lo lắng dù kinh tế Việt Nam đã bước sang giai đoạn phục hồi và phát triển nhưng chưa đồng đều và thực sự bền vững, những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới; học phí và các dịch vụ tăng cao trong khi tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chưa tăng.

"Cử tri và nhân dân rất băn khoăn, lo lắng công tác điều hành chính sách bình ổn giá xăng dầu như do mức chiết khấu thấp người kinh doanh xăng dầu không có lãi nên đóng cửa hàng làm đảo lộn, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân và sản xuất ở một số địa phương", Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

Bên canh đó, cử tri ở vùng nông thôn lo ngại giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực không ổn định, giá vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón, thức ăn chăn nuôi duy trì ở mức cao, chi phí đầu vào tăng cao phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu, việc làm, thu nhập của người lao động còn gặp khó khăn, thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp có nơi còn trì trệ... nên đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, giảm thu nhập, khó khăn cho đời sống của người dân.

Từ đó, cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do giá đất tăng; giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao; thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư, nhất là đối với các dự án mới kéo dài; năng lực của một số chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, ban quản lý dự án còn hạn chế. Việc triển khai chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH đến nay vẫn chậm ở nhiều nơi, do quy trình, thủ tục đầu tư vẫn phải thực hiện qua nhiều khâu, nhiều bước.

Mặt khác, do biến động về giá xăng dầu, vật tư, giá vật liệu xây dựng thời gian qua tăng cao dẫn đến hầu hết các nhà thầu thi công sẽ bị lỗ so với giá trúng thầu. Do vậy các nhà thầu tổ chức thi công theo kiểu "cầm chừng" nhằm chờ giá giảm nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như việc giải ngân vốn đầu tư công.

Cử tri lo lắng "cuộc chiến thương mại giữa các nhà sách"

Tuy đánh giá cao ngành Giáo dục và đào tạo đã có nhiều cố gắng chuẩn bị các điều kiện dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10 và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, song nhiều ý kiến cử tri cho rằng, hiện nay thực hiện cải cách giáo dục gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng như sách giáo khoa để cho học sinh lớp 10 chọn tổ hợp các môn, chương trình giáo dục theo sách giáo khoa mới chưa nhận được sự đồng thuận cao của người dạy, người học và phụ huynh vì các môn học riêng biệt được tích hợp từ nhiều môn học thành môn khoa học tự nhiên, môn khoa học xã hội, môn nghệ thuật trong đó, mỗi phân môn gồm một số chương thể hiện sự sắp xếp chương trình gò ép dẫn đến bố trí giáo viên giảng dạy môn học rất khó khăn và thiếu sự thống nhất giữa các trường.

Việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa trong các trường phổ thông trong toàn quốc tạo nên "cuộc chiến thương mại giữa các nhà sách", sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách gây khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận với kiến thức.Nhân dân còn lo lắng về thông tin tăng học phí của các cấp học, các khoản phụ phí, các khoản đóng góp xã hội hóa đầu năm của hội phụ huynh trong các nhà trường, nhất là những người lao động, người làm công ăn lương gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó, cử tri đề nghị đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp quyết liệt để giải quyết dứt điểm tình trạng thay sách giáo khoa gây tốn kém, lãng phí, khó khăn cho giáo viên và học sinh; quy định hướng dẫn việc sử dụng sách giáo khoa trong các trường phổ thông thống nhất trong toàn quốc; phối hợp với Bộ Nội vụ để có giải pháp giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; chấm dứt tình trạng chạy trường, chạy lớp, chạy học bạ, "bệnh thành tích" làm giảm chất lượng giáo dục, việc lạm thu các khoản "tự nguyện" vẫn còn xảy ra vào đầu mỗi năm học.

5 kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Để tiếp tục phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng hơn nữa, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trân trọng kiến nghị với Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết 5 nội dung lớn sau đây:

Một là, Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm chỉ đạo, chuẩn bị các điều kiện đểthực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII nhằm cải thiện thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (cán bộ, công chức, viên chức rất vui mừng, phấn khởi Hội nghị Trung ương 6 đã đồng ý chủ trương và tại kỳ họp này theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội sẽ bàn và quyết định điều chỉnh nâng mức lương cơ sở).

Hai là, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sớm sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xã hội hóa, cơ chế tự chủ tài chính, cơ chế đấu thầu trong lĩnh vực y tế, giáo dục để sớm giải quyết căn cơ, dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân. 

Ba là, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tăng cường giám sát việcthực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế. Có sự điều chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra;đề nghị nghiên cứu, sớm bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Bốn là, kiến nghị với các cơ quan chức năng khẩn trương tham mưu thể chế hóa Kết luận số 14 -KL/TW, ngày 22/9/2021của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; có hình thức phù hợp biểu dương, động viên những tấm gương tiêu biểu, dám dấn thân vào nơi khó khăn, đương đầu với việc khó, việc mới, việc chưa có tiền lệ vì lợi ích chung; khơi dậy khát vọng cống hiến xây dựng đất nước của các giai cấp và tầng lớp Nhân dân trong toàn xã hội. 

Năm là, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các cấp chính quyền bảo đảm điều kiện, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của mình.

Chinhphu.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.661.160
Truy cập hiện tại 324