|
|
|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, ban, ngành Huyện, thị xã, thành phố
|
| |
Mặt trận huyện Quảng Điền tổ chức Hội nghị góp ý – phản biện vào Dự thảo Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở Ngày cập nhật 21/02/2022
Sáng ngày 18/2/2022, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền đã tổ chức Hội nghị góp ý – phản biện vào Dự thảo Luật Dân chủ ở cơ sở. Tham dự có đại diện lãnh đạo các phòng ban liên quan; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và các tổ chức thành viên của Mặt trận; thành viên Ban tư vấn Dân chủ pháp luật - kinh tế xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được áp dụng đối với công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thuộc đơn vị hành chính cấp xã; cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến địa phương; người lao động, tổ chức đại diện người lao động, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Ông Phan Cảnh Ngưu, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện phát biểu tại Hội nghị
Các thành viên tham dự Hội nghị lấy ý kiến đều thống nhất cho rằng việc ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là thật sự cần thiết nhằm xây dựng cơ sở pháp lý và cơ chế để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ đã được Hiến pháp năm 2013 quy định; đồng thời, giải quyết những hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn thi hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các ý kiến cho rằng vì là Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, trên cơ sở tập hợp và kế thừa từ Pháp lệnh 34 và 2 Nghị định 04 và 145 nên dự thảo Luật cần thể hiện rõ các quy định bảo đảm thực hiện dân chủ một cách thực chất để phát huy sức mạnh tổng thể của hệ thống chính trị nói chung; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói riêng với tư cách là trung tâm của khối đại đoàn kết theo tinh thần đại hội XIII của Đảng "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là nòng cốt để Nhân dân làm chủ"; cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn nữa trách nhiệm của từng chủ thể trong việc tổ chức và bảo đảm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm đảm bảo tính hiệu lực, khả thi của dự án Luật, tạo thuận lợi cho hoạt động giám sát quá trình thi hành Luật, khắc phục dân chủ hình thức trong tổ chức thực hiện. Qua đó, sau khi Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua và triển khai thực hiện, thì Mặt trận có thể phát huy được hết vai trò, trách nhiệm vận động nhân dân thực hiện dân chủ, chỉ đạo hoạt động của các Ban TTND và Ban GSĐTCĐ, tiếp nhận, tổng hợp ý kiến phản ảnh của nhân dân về thực hiện dân chủ để chuyển đến cấp có thẩm quyền; và đặc biệt là thực hiện chức năng giám sát xã hội trong việc thực hiện chính sách pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
Các đại biểu tham dự Hội nghị cũng đã đóng góp, tham gia ý kiến về những điều khoản cụ thể trong Dự thảo Luật, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện sẽ tổng hợp ý kiến tham gia góp ý, phản biện xã hội tại Hội nghị để chuyển đến Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Phương Linh Các tin khác
|
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 3.539.168 Truy cập hiện tại 307
|
|