Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403
Ngày cập nhật 06/07/2023

Sáng ngày 06/7/2023, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế, bà Phạm Thị Ái Nhi, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết sau 5 năm triển khai thi hành NQLT số 403, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng đi vào chiều sâu, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, phát huy hiệu quả thiết thực, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao; vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng được khẳng định, phát huy trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội. Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 lần này để đánh giá kết quả 05 năm thực hiện NQLT số 403, trong đó làm rõ ưu điểm, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm; đồng thời đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung NQLT số 403 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội trong thời gian tới.


Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế

Tại Hội nghị đã được lắng nghe 08 ý kiến, tham luận từ điểm cầu Trung ương và của các đại biểu tại các điểm cầu trong cả nước với các nội dung trọng tâm như: Công tác phối hợp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ trong hoạt động giám sát, phản biện theo quy định của NQLT số 403 và một số giải pháp tăng cường trách nhiệm phối hợp; kết quả thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị xã hội theo quy định của NQLT số 403; những đổi mới, sáng tạo, bài học kinh nghiệm trong nội dung, hình thức và hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thực hiện quy định về hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; kiến nghị các quy định, nội dung sửa đổi, bổ sung; giải pháp bảo đảm nguồn lực để đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phát biện của MTTQ Việt Nam…


Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu kết luận Hội nghị.
Nguồn ảnh: Mặt trận Trung ương

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tiếp thu và đánh giá cao những ý kiến tham gia phát biểu tại Hội nghị. Đồng thời, đề nghị MTTQ các cấp phải tiếp tục nghiên cứu, quá triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thấm nhuần, nâng cao hơn nữa về nhận thức về tầm quan trọng của công tác giám sát, phản biện xã hội; làm tốt hơn công tác tham mưu, tuyên truyền phổ biến đến các tổ chức, cá nhân, toàn xã hội hiểu rõ và tạo điều kiện để các tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp với MTTQ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ này; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ; tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung phương thức hoạt động, tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cơ quan liên quan. Đặc biệt, có hai nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là đổi mới tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội theo Chỉ thị 18 của Ban Bí thư. Thông qua đánh giá 5 năm triển khai thực hiện, vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong việc sử dụng các hình thức giám sát, phản biện xã hội sẽ tiếp tục được phát huy có hiệu quả.

Nhật Thảo
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.343.758
Truy cập hiện tại 272