Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ
Ngày cập nhật 29/04/2023

Sáng ngày 29/4/2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương, Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 09/12/2022 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ cho gần 200 đại biểu là cán bộ Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh. Tham dự Hội nghị có đồng chí Dương Đình Luân và đồng chí Phạm Thị Ái Nhi – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.


Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị được tổ chức nhằm tăng cường nhận thức của của cán bộ, công chức MTTQ các cấp, góp phần nâng cao trách nhiệm trong thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội; và các hoạt động vận động, quyên góp và hỗ trợ khắc phục thiệt hại của người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Cập nhật chủ trương, chính sách mới cho cán bộ, công chức làm công tác Mặt trận nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng, hiệu quả công tác tham mưu và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác Mặt trận, đặc biệt là công tác vận động, quyên góp và công tác giám sát, phản biện xã hội.


Đồng chí Dương Đình Luân – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

 trình bày nội dung hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ

Các đại biểu đã lắng nghe đồng chí Dương Đình Luân – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 93/2021/NĐ-CP, ngày 27/10/2021 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Nghị định số 93 ra đời đã bổ sung phạm vi áp dụng là hỗ trợ khắc phục khó khăn do “dịch bệnh”, điều này không được nêu trong Nghị định 64 trước đây. Trong đó, dịch bệnh bao gồm: Các bệnh truyền nhiễm ở người quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; dịch bệnh động vật quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật thú y năm 2015 và dịch hại thực vật được công bố dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013. Đối với đối tượng áp dụng, Nghị định 93 đã bổ sung thêm những nội dung mà Nghị định 64 chưa đề cập. Trong đó phải kể đến nội dung các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện.


Đồng chí Phạm Thị Ái Nhi – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

 trình bày nội dung quán triệt, triển khai Chỉ thị 35 của Tỉnh ủy

Hội nghị cũng đã được quán triệt, triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương, Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 09/12/2022 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Trong đó, đồng chí Phạm Thị Ái Nhi – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tập trung nhấn mạnh vào 03 nội dung chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội gồm: Đổi mới, đa dạng hoá các nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về phát huy dân chủ ở cơ sở, công tác giám sát, phản biện xã hội. Người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo công tác giám sát, phản biện xã hội, xác định đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng đảng, một trong những giải pháp để thực hiện hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành liên quan cụ thể hoá các nội dung, đảm bảo Chỉ thị được triển khai hiệu quả, chất lượng, tạo điều kiện để Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội tỉnh phát huy đầy đủ quyền và trách nhiệm tham gia giám sát, phản biện xã hội tại địa phương; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnhvà Ban Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh xây dựng kế hoạch lãnh đạo triển khai, thực hiện quy chế giám sát, phản biện xã hội thống nhất trong toàn hệ thống từ tỉnh đến cơ sở; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội theo hướng: Chủ động, dân chủ, khách quan, mang tính xây dựng; có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng giám sát theo chuyên đề, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, trọng yếu, ưu tiên những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, bức xúc. Hằng năm, lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnhxây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hộivà báo cáo cấp ủy cùng cấp trước khi triển khai thực hiện; thống nhất với chính quyền cùng cấp; kịp thời bổ sung nội dung giám sát và phản biện xã hội (khi có yêu cầu).

Ngoài ra tại Hội nghị, các đại biểu cán bộ Mặt trận cũng đã được tiếp cận việc sử dụng QR Code để truy cập các văn bản liên quan trong công tác từ Cẩm nang giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là một công cụ hữu hiệu, thuận lợi nhằm hỗ trợ cho công tác của cán bộ Mặt trận trong thời gian tới, góp phần thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 09/12/2022 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Một số hình ảnh khác tại Hội nghị:




 

Thiên Sơn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.359.916
Truy cập hiện tại 2.659