MẶT TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 – 2029 !

 

Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Vốn nhỏ nhưng hiệu quả lớn
Ngày cập nhật 18/08/2020

Dù không lớn nhưng nguồn vốn vay hỗ trợ tín dụng chính sách (TDCS) đã tạo "bệ đỡ" cho nhiều gia đình, ngành nghề ở khu vực nông thôn, miền núi phát triển.

Trước nguy cơ mai một, nghề làm gốm Phước Tích (xã Phong Hòa, Phong Điền) được tiếp cận nguồn vốn TDCS.

Người tiên phong là anh Lê Thanh Hiền, sinh ra trong gia đình có 3 đời làm gốm ở đây đã mạnh dạn vay gần 100 triệu đồng từ năm 2018. Từ đó, anh Hiền đầu tư thêm thiết bị máy móc, nhà xưởng, tiếp cận các kỹ thuật mới nên sản phẩm gốm do cha ông truyền nghề bắt đầu hồi sinh.

Ban đầu ở xưởng mỗi ngày chỉ sản xuất vài ba sản phẩm ly tách, chén bát, bình trà... Hơn một năm sau, hàng trăm sản phẩm ra đời đều đặn mỗi tháng với hình thức, chủng loại đa dạng, đủ kích cỡ, màu sắc được nhiều khách hàng gần xa biết đến, có những sản phẩm được làm quà tặng ra thị trường nước ngoài. Hiện, tại xưởng gốm của anh Hiền không chỉ giúp 3 người thợ mà có thời điểm giải quyết gần 10 lao động nhàn rỗi với mức thu nhập bình quân mỗi tháng 5-6 triệu đồng/người.

Anh Hiền tự tin: Nhờ TDCS và nỗ lực của bản thân mà nghề gốm Phước Tích hồi sinh. Cái được lớn nhất, nhiều con em ở địa phương bắt đầu tiếp cận với nghề, đưa thương hiệu nghề gốm trên đất Cố đô Huế đi xa, có mặt tại các hội nghị, hội chợ triển lãm khu vực Bắc, Trung, Nam. 

Nhờ tiếp cận nguồn TDCS, người dân Hồng Tiến (nay là xã Bình Tiến), TX. Hương Trà tận dụng lợi thế tiềm năng đất đai, đẩy mạnh mô hình nuôi bò lai sin. Ban đầu chỉ vài hộ quan tâm nuôi 1-2 con; nay đã gần 10 hộ tiếp cận nuôi có quy mô và số lượng lớn, tạo ra hướng mở kinh tế hiệu quả cho người dân phía tây vùng đồi núi TX. Hương Trà.

Khi tiếp cận nguồn vay, bà con  được các hội đoàn thể địa phương phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây, con giống mới và sử dụng vốn vay đúng mục đích nên các mô hình phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm nghèo bền vững.

Dù mức vay TDCS theo nhiều gia đình không nhiều nhưng hiệu quả mang lại lớn vì nó khích lệ, mở hướng phát triển kinh tế gia đình trên nền tảng, tiềm năng sẵn có.

Đến thời điểm này, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh tiếp cận nguồn vốn TDCS thực hiện có hiệu quả, như chăn nuôi trâu, bò; khôi phục và phát triển diện tích trồng cam, chuối, cây cao su, keo tai tượng ở huyện A Lưới, Nam Đông; nuôi cá lồng ở huyện Quảng Điền và TX. Hương Trà; mô hình trồng nấm, làm nước mắm hộ gia đình ở huyện Phú Vang; cải tạo và phát triển vườn trồng cây thanh trà ở Thủy Biều (TP. Huế), Phong Thu (Phong Điền)...

Theo đại diện lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, hoạt động hỗ trợ TDCS gần đây đã được chú trọng điều chỉnh mức vay theo yêu cầu thực tế của các gia đình có nhu cầu; trong đó chú trọng đến hộ diện nghèo và gia đình chính sách. Ngoài ra còn hỗ trợ góp phần khôi phục, phát triển 8 làng nghề gắn liền với phát triển du lịch, như làng nghề gốm Phước Tích và làng nghề Điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên (xã Phong Hòa, Phong Điền); Tranh dân gian làng Sình và Hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, Phú Vang); Nón lá Thủy Thanh (xã Thủy Thanh, TX. Hương Thủy)...

Không chỉ dừng lại hoạt động hỗ trợ vốn, Chi nhánh NHCSXH các cấp phối hợp lồng ghép với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo...

 
Theo baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.645.461
Truy cập hiện tại 516