MẶT TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 – 2029 !

 

Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Phát triển kinh tế, hiện thực “giấc mơ Huế”
Ngày cập nhật 17/03/2020
Cầu gỗ lim hoàn thành góp phần làm đẹp cho đô thị Huế.

 45 năm sau ngày giải phóng, kinh tế TP. Huế có bước phát triển vượt bậc, toàn diện và đang hướng đến những đổi thay mang tính đột phá.

Khởi sắc từ tăng trưởng

Du lịch là một trong những ngành kinh tế có sự tăng trưởng mạnh. Doanh thu năm 2019 đạt mức 3.160 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước đó.

Bên cạnh hệ thống khách sạn, nhà hàng phát triển, chất lượng các hoạt động lễ hội, các dịch vụ, các điểm tham quan du lịch trên địa bàn ngày càng được nâng cao. Du lịch Huế tạo được bản sắc riêng, hấp dẫn với việc hình thành 2 khu vực về đêm là đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và phố đi bộ bằng gỗ lim, chỉnh trang lại đường Nguyễn Đình Chiểu, đường đi bộ dọc hai bờ sông Hương, tạo điểm đến du lịch hấp dẫn cho du khách tham quan.

Cùng với du lịch, bức tranh kinh tế của thành phố phát triển ngày càng đa dạng, ổn định và tăng trưởng. Các lĩnh vực đầu tư kinh doanh phát triển khá mạnh, đồng đều, tập trung ở loại hình dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng. Các doanh nghiệp (DN) nước ngoài, doanh nhân trong nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn tăng; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm 2019 đạt trên 9.000 tỷ đồng và đạt mức tăng bình quân 12,15% trong 5 năm qua. Huế đã hình thành một số ngành và cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mũi nhọn. Một số ngành có hướng phát triển, như may thêu xuất khẩu, may mặc thời trang, chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm đặc sản phục vụ du lịch và xuất khẩu…

Hoạt động thương mại năm 2019 trên địa bàn TP. Huế tăng trưởng khá, hạ tầng thương mại ngày càng văn minh, hiện đại, hệ thống thương mại phong phú, giá cả một số mặt hàng thiết yếu được bình ổn, sức mua của người dân ổn định. Nhiều cửa hàng, siêu thị mới hiện đại của tư nhân được triển khai và đi vào hoạt động.

Năm năm qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,67% mỗi năm và đạt mức 26.018 tỷ đồng trong năm 2019. Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hóa có chất lượng, phát triển vùng chuyên canh cây đặc sản thanh trà, rau an toàn, trồng hoa, sinh vật cảnh mang lại giá trị kinh tế cao. Ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa đạt 100% và thu hoạch đạt 95%. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 2,9% trong 3 năm qua và năm 2019 đạt 215 tỷ đồng.

Bức tranh kinh tế của thành phố cho thấy sự phát triển vượt bậc, đa dạng, ổn định và tăng trưởng. Đó là sự lột xác mạnh mẽ so với thời điểm năm 1975. Khi đó, bước ra khỏi chiến tranh, Huế chỉ là đô thị tiêu thụ, có nền kinh tế nhỏ bé. Toàn thành phố khi đó chỉ có vài cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ: Nhà máy vôi Long Thọ, Nhà đèn, Nhà máy nước… Hiện tại, thành phố có gần 3.000 DN đang hoạt động, thu hút trên 35.000 lao động; 37 hợp tác xã và trên 36.000 cơ sở cá thể phi nông nghiệp.


Tuyến đường Hùng Vương khang trang sau khi TP. Huế chỉnh trang và nâng cấp

Đón đầu cơ hội

Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW (NQ 54) về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu xuyên suốt của nghị quyết là xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng Cố đô di sản. Theo đó, cùng với xây dựng bộ tiêu chí xác định đô thị di sản đặc thù, cơ chế đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ là việc mở rộng TP. Huế từ diện tích hơn 70km2 hiện tại lên quy mô 267km2.

Không chỉ được mở rộng về mặt quy mô, Nghị quyết 54 còn được xem là cơ hội để thực hiện “giấc mơ Huế”, xây dựng và phát huy các giá trị của một đô thị di sản, ở đó “người dân có cuộc sống sung túc, có một xã hội bình yên, một chính quyền thân thiện”, như khẳng định của ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh. Đây cũng là thời cơ để thành phố xác định rõ mũi nhọn và cơ cấu kinh tế, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút những nhà đầu tư có thương hiệu, tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế, bảo đảm việc làm và nâng cao thu nhập người dân.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh, thành công bước đầu trong chỉnh trang đô thị, phát triển du lịch dịch vụ và xây dựng thành phố thông minh trong năm 2019, thành phố sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh; phát triển mạnh các loại hình thương mại, du lịch, dịch vụ có giá trị gia tăng cao và chất lượng; khôi phục, hoàn thiện các làng nghề, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Phát triển du lịch, dịch vụ được xác định là 1 trong 5 chương trình trọng điểm của thời kỳ 2020 - 2025 và thành phố sẽ tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển lành mạnh và bền vững; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có và tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch xanh, du lịch nhà vườn nhằm phát huy tối đa lợi thế của Cố đô và thành phố di sản. Thành phố cũng sẽ tập trung phát triển dịch vụ tạo thế mạnh như ngân hàng, tài chính, xuất khẩu lao động… Đây chính là hướng phát triển kinh tế góp phần thực hiện hóa giấc mơ xây dựng Huế ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Mục tiêu của thành phố trong 5 năm tới là phấn đấu có tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn đạt mức tăng bình quân 10 -12%; doanh thu du lịch tăng bình 15 -17%, thương mại tăng 13 -15%, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 11 -13%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2 -3% mỗi năm.   

Theo baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.645.826
Truy cập hiện tại 548