Trong 10 năm qua, Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh đã chủ động, tích cực tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện các quy định của Luật HGƠCS vào thực tiễn, góp phần đưa công tác hòa giải đi vào nề nếp, thực sự là phương pháp giải quyết tranh chấp trong cộng đồng Nhân dân hiệu quả.
Đáng chú ý, đến nay đã xây dựng và phát triển 100% tổ hòa giải tại thôn/tổ dân phố trên địa bàn cấp huyện theo hướng đảm bảo về số lượng, chất lượng. Toàn tỉnh hiện có 1.106 tổ hòa giải, với 6.598 hòa giải viên; trong đó, hòa giải viên nữ chiếm 24, số hòa giải viên đã được tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chiếm 75%.
Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải trong 10 năm trên địa bàn tỉnh là 11.176 vụ, việc; trong đó, có 8.988 vụ việc hòa giải thành (chiếm 80,4%). Việc hòa giải chủ yếu là tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, tập trung vào các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, dân sự, tranh chấp đất đai…
Việc triển khai thực hiện Luật HGƠCS đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, vững chắc cho hoạt động hòa giải đi vào nề nếp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả. Qua đó, tạo bước chuyển biến trong công tác HGƠCS, chất lượng hòa giải được nâng lên, đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong Nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp.
Thời gian tới, các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác HGƠCS nhằm nâng cao nhân thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải đối với đời sống xã hội. Nhân rộng một số mô hình và cách làm hay, hiệu quả để các địa phương tham khảo, áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác HGƠCS trong thời gian tới. Đẩy mạnh công tác xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn để có nguồn văn bản cho các hòa giải viên...