Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền clip một nam sinh ngồi thụp tại một góc hành lang và bị nhóm bạn đánh hội đồng và quay clip, khiến nhiều người phẫn nộ. Đáng nói, tất cả các nam sinh trong clip này đều là học sinh cùng một lớp.
Về vấn đề này, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thất, Hà Nội cho biết, trong thời gian nghỉ hè năm học 2022 - 2023, em V.V.T.K (học lớp 7 Trường Trung học Cơ sở Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội) bị các bạn cùng khối đánh nhiều lần ở trong trường và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, sợ các bạn nên em K. không báo với giáo viên và cha mẹ. Đến ngày 16/9/2023, gia đình và nhà trường mới biết sự việc.
Khi biết vụ việc, giáo viên chủ nhiệm đã tìm hiểu, tập hợp thông tin và xác định có 8 học sinh tham gia đánh khiến em K. bị sưng ở phần đầu và có vết bầm tím trên cơ thể. Sau đó, em K. có biểu hiện hoảng loạn, mất kiểm soát nên gia đình đã đưa em đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám và được bác sĩ chẩn đoán bị sang chấn tâm lý, rối loạn phân ly.
Em K. bị nhóm bạn cùng lớp hành hung nhiều lần đến mức bị sang chấn tâm lý.
Ngay sau đó, theo ông Đỗ Công Dực - Hiệu trưởng Trường THCS Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội, nhà trường đã áp dụng 3 hình thức kỷ luật là nhắc nhở để học sinh khắc phục, khiển trách thông báo với phụ huynh phối hợp giải quyết và tạm dừng học ở trường có thời hạn đối với các học sinh này. Đồng thời, Hiệu trưởng nhà trường cũng thừa nhận trách nhiệm trong vấn đề quản lý học viên chưa thực sự hiệu quả nên để xảy ra những vụ việc đau lòng này.
Vụ việc cũng đã được Công an xã Đại Đồng tiếp nhận, phối hợp với các đội nghiệp vụ Công an huyện Thạch Thất xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong câu chuyện này, chúng ta trách những đứa trẻ "hiếu thắng" này một phần, phần lớn trách nhiệm chính là sự thờ ơ của gia đình và nhà trường. Nhiều người cho rằng, giá như, người làm cha làm mẹ chịu lắng nghe, tâm sự với con nhiều hơn; thầy cô chủ nhiệm nắm bắt được sự thay đổi trong tâm sinh lý học sinh của mình... thì câu chuyện đau lòng sẽ không diễn ra triền miên nhiều tháng trời như vậy.
Hay ngày 22/10, trường hợp nữ sinh lớp 7 ở Thừa Thiên Huế bị nhóm bạn cùng trường đánh hội đồng, bắt quỳ xin lỗi cũng khiến nhiều người không khỏi ám ảnh. Khi đi đón em tại một trường học ở thôn Trung Chánh (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), nữ sinh M.T.T.T. (13 tuổi, học sinh lớp 7/6, Trường THCS Lộc Điền) bị một học sinh cùng trường va quẹt xe, làm rơi điện thoại, vỡ màn hình. Khi yêu cầu người bạn này đền điện thoại cho mình nhưng không được, T. đã báo sự việc với bố của bạn. Sau đó, ngày 22/10, T. bị người bạn này rủ thêm nhiều người dến đánh đập, hành hung rồi quay clip đăng lên mạng xã hội.
Và có lẽ, nhiều người chưa quên câu chuyện đau lòng về nữ sinh xấu số ở TP Vinh, Nghệ An. Tối ngày 15/4/2023, em N.T.Y.N, học sinh lớp 10A15, trường chuyên Đại học Vinh (Nghệ An) tự tử. Nguyên nhân sau đó được xác định là do em bị bạo lực học đường.
Thực tế, bạo lực học đường vẫn diễn ra ở đâu đó, ở nhiều ở lứa tuổi học trò.
Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương đã giành nhiều sự quan tâm đối với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng như có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hướng đến xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường thời gian gần đây diễn biến phức tạp, trở thành vấn đề xã hội bức xúc, là nỗi lo của phụ huynh, học sinh và nhà trường.
Trong câu chuyện này, chúng ta trách những đứa trẻ "hiếu thắng" này một phần, phần lớn trách nhiệm chính là sự thờ ơ của gia đình và nhà trường. Nhiều người cho rằng, giá như, người làm cha làm mẹ chịu lắng nghe, tâm sự với con nhiều hơn; thầy cô chủ nhiệm nắm bắt được sự thay đổi trong tâm sinh lý học sinh của mình... thì câu chuyện đau lòng sẽ không diễn ra triền miên nhiều tháng trời như vậy.
Hay ngày 22/10, trường hợp nữ sinh lớp 7 ở Thừa Thiên Huế bị nhóm bạn cùng trường đánh hội đồng, bắt quỳ xin lỗi cũng khiến nhiều người không khỏi ám ảnh. Khi đi đón em tại một trường học ở thôn Trung Chánh (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), nữ sinh M.T.T.T. (13 tuổi, học sinh lớp 7/6, Trường THCS Lộc Điền) bị một học sinh cùng trường va quẹt xe, làm rơi điện thoại, vỡ màn hình. Khi yêu cầu người bạn này đền điện thoại cho mình nhưng không được, T. đã báo sự việc với bố của bạn. Sau đó, ngày 22/10, T. bị người bạn này rủ thêm nhiều người dến đánh đập, hành hung rồi quay clip đăng lên mạng xã hội.
Và có lẽ, nhiều người chưa quên câu chuyện đau lòng về nữ sinh xấu số ở TP Vinh, Nghệ An. Tối ngày 15/4/2023, em N.T.Y.N, học sinh lớp 10A15, trường chuyên Đại học Vinh (Nghệ An) tự tử. Nguyên nhân sau đó được xác định là do em bị bạo lực học đường.
Thực tế, bạo lực học đường vẫn diễn ra ở đâu đó, ở nhiều ở lứa tuổi học trò.
Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương đã giành nhiều sự quan tâm đối với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng như có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hướng đến xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường thời gian gần đây diễn biến phức tạp, trở thành vấn đề xã hội bức xúc, là nỗi lo của phụ huynh, học sinh và nhà trường.
Bạo lực học đường là nỗi trăn trở không chỉ của ngành giáo dục mà của toàn xã hội
Tại Việt Nam, mặc dù chưa có luật chống bạo lực học đường nhưng trong các văn bản pháp luật đã có những quy định liên quan đến vấn đề này. Mặc dù quy định (pháp luật và nội quy, quy chế) đã đầy đủ và tương đối toàn diện, tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường vẫn còn xảy ra và bộc bộ những tính chất nguy hiểm, ngày càng nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, trong đó, một trong những nguyên nhân cơ bản nhất đó là từ văn hoá gia đình. Môi trường gia đình sẽ là nơi trẻ quan sát và học hỏi theo hành động, thói quen của cha mẹ. Cần hiểu rằng cha mẹ bạo lực thì các con cũng sẽ có xu hướng bạo lực. Ngoài ra, những tiêu cực trẻ bắt chước theo bắt nguồn từ môi trường sống xung quanh: hàng xóm, họ hàng (thường xuyên chửi thề, đánh nhau, cãi nhau...), những thông tin xấu độc trên mạng xã hội, phim ảnh.
Thêm nữa, môi trường nhà trường cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hoá ứng xử của các em. Theo đó, mỗi thầy cô giáo phải nên là tấm gương sáng cho các em, chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, ứng xử thuyết phục được học sinh. Nhà trường cần phải nắm được danh sách học sinh cá biệt có nguy cơ gây bạo lực để thường xuyên chia sẻ, giáo dục các em.
Để ngăn chặn bạo lực học đường, rất cần có sự phối hợp từ "kiềng 3 chân": Gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, cha mẹ nên là những tấm gương để các con noi theo, nhất quán trong phương pháp giáo dục, chủ động giao tiếp với con mình để giáo dục và định hướng cho con. Nhà trường nên hướng đến dạy trẻ lối sống tích cực và chân thành khi đối xử với mọi người, giúp trẻ xây dựng một lối sống lành mạnh, văn minh. Và quan trọng hơn hết, cần sự chung tay của toàn xã hội trong việc