MẶT TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2024 – 2029 !

 

Tìm kiếm tin tức
 
Video khác
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
Huyện, thị xã, thành phố
Xót xa vườn tượng điêu khắc bị bỏ mặc giữa khu đồi công viên ma mị Thủy Tiên
Ngày cập nhật 21/08/2023

Ngay từ khi mới hình thành, Vườn tượng điêu khắc quốc tế Huế đã bị “nhốt” trong khuôn viên một doanh nghiệp tại đồi Thiên An (xã Thủy Bằng, TP Huế). Theo thời gian, nhiều tác phẩm nghệ thuật do các nghệ sĩ trong nước và nước ngoài tạo tác đã bị lãng quên, bỏ mặc đầy xót xa, cám cảnh.

Năm 2006, trong khuôn khổ Festival Huế lần thứ 4, Trại sáng tác điêu khắc quốc tế (TSTĐKQT) “Ấn tượng Huế - Việt Nam 2006” diễn ra tại đồi Thiên An (thuộc khuôn viên Khu du lịch Thủy Tiên, nay thường được gọi là công viên rùng rợn, ma mị). Để rồi các tác phẩm mỹ thuật đầy tâm huyết này bị “nhốt” trong khuôn viên khu du lịch của doanh nghiệp. Đồng nghĩa, muốn thưởng thức các tác phẩm điêu khắc, công chúng phải bỏ tiền mua vé vào cổng, trong khi đây lại là tài sản văn hóa của nhà nước.

Qua hơn 17 năm, hàng loạt tác phẩm điêu khắc bị rơi vào lãng quên.

 

Đến đây vào buổi chiều muộn cuối tháng 8, bắt gặp khung cảnh vắng vẻ, u ám. Những bức tượng nằm phân tán, lẩn lút, ẩn hiện trong cỏ cây, lùm bụi thuộc một khoảnh đồi Thiên An đã bị quên lãng.

 

Tượng đá loang lổ rêu phong, bị cỏ dại bao phủ

Tác phẩm điêu khắc “Melody of Friendship” (Giai điệu và tình bạn) được tạo tác bởi nghệ sĩ Sushil Sakhuja (Ấn Độ) bằng chất liệu đá trắng và kim loại giờ biến dạng thời gian.

Những trái tim, ngôi sao bằng kim loại gắn trên các thanh inox tủa ra hai bên theo hình chiếc lá của tác phẩm “Melody of Friendship” đã rơi rụng dần.

Nhiều tác phẩm điêu khắc độc đáo giờ trở nên vô danh, do biển thuyết minh bằng đá đã biến mất.

 

Xót xa vườn tượng điêu khắc bị bỏ mặc giữa khu đồi công viên ma mị Thủy Tiên ảnh 9

Rất khó để nhận dạng các ký tự, chữ viết từ tấm biển thuyết minh bằng đá về tác phẩm “Hair Cutting” (Hớt tóc) của nghệ sĩ Sin Shijie (Đài Loan, Trung Quốc) đã bị phai mòn theo thời gian, không được con người quan tâm bảo trì.

Tác phẩm “Hair Cutting” bị che khuất, “ngủ yên” dưới những bụi cây dại. Nếu không có tấm biển thuyết minh gần đó, ít ai nhận ra bức tượng này còn tồn tại.

Chẳng mấy ai còn nhận ra tác phẩm điêu khắc bằng kim loại này vốn đã bị cây rừng xâm lấn, che phủ dày kín.

Các bức tượng không có người bảo vệ dẫn đến bị xâm hại, bôi bẩn, vẽ bậy không thương tiếc.

Được biết, thời điểm năm 2006, TSTĐKQT Huế - Việt Nam tại Festival Huế lần thứ 4 từng quy tụ 30 nhà điêu khắc trong và ngoài nước tham gia, được Quỹ Ford tài trợ 60.000 USD, doanh nghiệp tài trợ thêm khoảng 200 triệu đồng phục vụ về nơi ăn ở, lưu trú và một số hoạt động khác cho nghệ sĩ và thành phần liên quan.

Đây là khoản tiền không nhỏ vào thời điểm cách đây 17 năm để tổ chức trại sáng tác, nhưng những tác phẩm được sáng tạo từ tâm huyết của nhiều nghệ sĩ lại bị đối xử như một sự ghẻ lạnh, ruồng bỏ theo thời gian.

Năm 2020, khi kiểm tra khu công viên Thủy Tiên bị bỏ hoang, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế lúc bấy giờ là ông Phan Ngọc Thọ từng nêu ý tưởng, đặt vấn đề về việc hình thành công viên văn hóa phục vụ cộng đồng, cảnh quan nơi đây, gắn với xây dựng một không gian sáng tạo đương đại, công viên vườn tượng…

Hy vọng, một ngày không xa, ý tưởng đó thành hiện thực nhằm cứu lấy Vườn tượng điêu khắc quốc tế ở đồi Thiên An, Huế, trước khi đã quá muộn.

www.tienphong.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.645.750
Truy cập hiện tại 544